Lối thoát cho các bà mẹ bị tắc tia sữa

Tắc tia sữa là gì?

Sau khi sinh, các nang sữa bắt đầu sản xuất ra sữa mẹ, theo các ống dẫn chuyển về xoang chứa sữa nằm ở sau quầng vú. Khi trẻ bú sữa mẹ sẽ tác động kích thích từ bên ngoài để dòng sữa chảy ra. Tuy nhiên, do một số các nguyên nhân, các ống dẫn sữa bị thu hẹp, khiến cho dòng sữa không thể chảy ra ngoài, đó chính là tình trạng tắc tia sữa.

Phần ống dẫn bị tắc sẽ hình thành một cục cứng nếu các phân tử sữa đông đặc lại với nhau, tạo thành vật cản trong dòng sữa chảy; từ đó tạo áp lực lớn và chèn ép lên các ống dẫn sữa xung quanh, gây cảm giác tức và khó chịu nơi vùng ngực.

Tình trạng tắc tia sữa xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn ngay sau khi sinh và giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, khiến cho người mẹ bị đau đớn khi cho con bú hoặc khi hút sữa để tích trữ. Đây không phải một vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như gây mủ, xuất hiện tình trạng viêm tuyến vú; apxe vú; u xơ tuyến vú.

Tắc tia sữa cũng có thể khiến nguồn sữa ít đi, lâu dần người mẹ sẽ bị mất sữa, làm ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Khi đó, trẻ sẽ phải sử dụng các nguồn sữa ngoài, không đảm bảo cho sự phát triển lớn khỏe của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa

Có nhiều các nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tắc tia sữa ở người mẹ, một số nguyên nhân chính có thể kể đến bao gồm:

  • Thai phụ gặp tình trạng tắc tia sữa ngay sau khi sinh. Các nang sữa sản xuất ra rất nhiều sữa nhưng lượng sữa này không thể thoát ra ngoài cho bé bú. Sữa tích tụ trong bầu ngực tạo cảm giác căng tức và khó chịu.
  • Khi lượng sữa được bài tiết ra quá nhiều nhưng bé không bú hết được, hoặc người mẹ không hút phần sữa đó ra để tích trữ thì phần sữa tồn đọng đó có thể bị đông lại, gây tắc ống dẫn sữa, gây ra tình trạng tắc tia sữa.
  • Sử dụng áo ngực quá nhỏ so với size của cơ thể, thường xuyên mặc áo bó hoặc có thói quen địu em bé trước ngực gây ra áp lực lớn lên vùng ngực cũng là một trong số những nguyên nhân chính gây tắc tia sữa.
  • Thường xuyên nằm sấp khi ngủ cũng tạo áp lực lớn đối với vùng ngực và gây tắc tia sữa.
  • Cho bé bú chưa đúng cách: Nếu bé ngậm núm vú mẹ không đúng cách thì không thể hút được sữa ra ngoài, như vậy lượng sữa còn đọng lại trong bầu ngực sẽ rất nhiều, lâu dần dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
  • Không cho con nhỏ bú thường xuyên
  • Thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khi bị căng thẳng, hormone oxytocin sẽ bị ức chế quá trình bài tiết, trong khi đó hormone này có tác dụng kích thích quá trình bài tiết sữa tại các nang sữa. [1]

Dấu hiệu nhận biết của tình trạng tắc tia sữa

Như đã nói, tình trạng tắc tia sữa thường gặp ở phụ nữ ngay sau khi sinh và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Một số dấu hiệu tắc tia sữa như sau:

  • Lượng sữa tiết ra rất ít hoặc không thoát được ra ngoài, kể cả khi có tác động từ máy hút sữa hoặc người mẹ chủ động vắt sữa.
  • Bầu ngực căng cứng và kích thước lớn hơn bình thường, gây cảm giác căng tức và khó chịu nơi bầu ngực.
  • Dùng tay sờ vào bầu ngực có thể cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng do sữa đông tụ lại thành cục cứng.
  • Có thể có một số các dấu hiệu như ngực sưng, nóng đỏ, thỉnh thoảng có thể có sốt nhẹ.

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/loi-thoat-cho-cac-ba-me-bi-tac-tia-sua/


Leave a comment

Design a site like this with WordPress.com
Get started